top of page
Bài viết mới nhất
Xem nhiều

Có lẽ chúng ta đang bị “lạm phát hoa hậu”

Tính từ thời điểm đầu năm 2022 cho đến hiện tại (tháng 7), thì Việt Nam đã có gần 20 cuộc thi hoa hậu diễn ra. Có những sự kiện để quan sát là một điều không phải tiêu cực. Nhưng đà tăng số lượng này đang khiến khán giả than phiền rằng đôi khi họ còn chẳng nhớ tên của người đăng quang. Bên cạnh đó, xã hội cũng đang băn khoăn vấn đề bao nhiêu cuộc thi hoa hậu là đủ và chúng ta đang tạo ra các cuộc thi đó với mục đích gì.


“Ra ngõ gặp hoa hậu”


Từ tháng 7 năm nay, công chúng sẽ được đón nhận thêm 3 cuộc thi hoa hậu nữa đó là Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam, Hoa hậu Áo dài Việt Nam, Hoa hậu Thể thao Việt Nam.  Còn đến cuối năm, thì có thể điểm qua thêm hơn 7 cuộc thi hoa hậu nữa. Đấy là chưa kể, bên cạnh các cuộc thi tầm cỡ lớn, thì các tổ chức, cũng như các đơn vị hội ngành, công ty giải trí cũng tự mình đi tìm hoa hậu bằng các cuộc thi như Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu, Hoa hậu Doanh nhân Hoàn vũ,… Rõ ràng, tình trạng này đang khiến thị trường hoa hậu đang trên bờ “lạm phát”, khi công chúng từng rất hứng thú với sự kiện này giờ đây cũng không thể “tiêu hóa” hết. “Ra ngõ gặp hoa hậu” là một câu nói nửa đùa, nửa thật của cư dân mạng để ám chỉ tình trạng này.

Miss America's History-Makers and Rule-Breakers | The New Yorker
Các cuộc thi hoa hậu liên tục nối tiếp nhau, dường như không có hồi kết

Vì sao cho đến tận thời gian này thì tình trạng này mới gây nên sự chú ý nhiều đến thế? Trước Nghị định 144, Việt Nam mỗi năm chỉ có 2 cuộc thi được Cục Nghệ thuật Biểu diễn (thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cấp phép để thực hiện. Từ sau thời điểm 2/2021, khi Nghị định 144 xuất hiện, vô số sân chơi lớn nhỏ nở ra như nấm sau mưa. Số lượng hiện nay so với thời kỳ trước đó đã tăng hơn 10 lần, và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng thêm, một phần vì giờ đây các đơn vị tổ chức có thể được cấp phép dễ dàng hơn vì chỉ cần thông qua Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh – nơi tổ chức sự kiện.


Thi hoa hậu, đời ai đổi?


Việc tổ chức liên tục các cuộc thi hoa hậu hiện tại vẫn chưa được nhìn thấy rõ những mặt tiêu cực, nhưng những mặt tích cực đã được nhìn thấy rõ. Trước tiên, những sự kiện này đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp cho không gian giải trí của người dân Việt Nam trở nên sôi động trở lại, kể từ thời điểm Covid 19. Trên mạng xã hội, vô số các cuộc thảo luận được nổ ra xoay quanh chủ đề cuộc thi hoa hậu. Các hội nhóm về các cuộc thi sắc đẹp đã lê tới hơn 100.000 thành viên. Kể từ khi khái niệm thi hoa hậu ở Việt Nam xuất hiện, chưa bao giờ, công chúng, và cả các fan của những người dự thi lại có nhiều diễn đàn để hoạt động sôi nổi đến thế.

309 Pageant Queen Illustrations & Clip Art - iStock
Những người quan tâm không thiếu nơi để cập nhật tin tức giải trí

Tất nhiên, chính những người tham dự cũng nhận được rất nhiều lợi ích khác, đặc biệt là với các thí sinh đoạt được danh hiệu. Trong một lần livestream, ông Nawat Itsaragrisil – Chủ tịch cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới – Miss Grand International 2021 đã từng tiết lộ chỉ sau 3 tháng đăng quang, Thùy Tiên đã kiếm được gần 100 triệu bath (khoảng 70 tỷ đồng). Dù rằng sau đó bà Phạm Kim Dung – chủ tịch Miss Grand Việt Nam đã đính chính lại con số đó không chính xác, nhưng bà cũng thừa nhận rằng Thùy Tiên đã nhận được nhiều hợp đồng sau khi đăng quang.

Chia sẻ đầu tiên của Thùy Tiên sau đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế
Khoảnh khắc đăng quang chắc chắn đã khiến cho cuộc sống của hoa hậu Thùy Tiên rẽ sang một hướng mới

Nguồn: thanhnien.vn

Có lẽ dòng tiền là một trong những vấn đề trọng tâm nhất của các cuộc thi hoa hậu. Tuy nhiên, theo Youth Inc, người thực sự được hưởng lợi từ những cuộc thi hoa hậu chắc chắn không phải là số đông, mà là ban tổ chức. Đấy mới là nhóm đối tượng thật sự “hái ra tiền” từ các cuộc thi sắc đẹp. Theo Business Insider, các khoản tài trợ thường không được công bố nhưng sẽ thường dao động từ vài trăm nghìn USD đến vài triệu, chục triệu USD; đấy là chưa kể các nhà tài trợ vừa và nhỏ, và các khoản tài trợ bằng hiện vật.


Để cho dòng tiền ngày càng lớn thêm cũng như đi cùng thời đại “tiền số”, những năm gần đây, các cuộc thi cũng đã tạo nên hệ thống bình chọn tính phí. Câu chuyện Khánh Vân nhận được sự trợ giúp 10.000 vote (quy đổi 20 triệu đồng) từ H’Hen Niê và 1000 vote từ Minh Tú vẫn là một ví dụ điển hình cho điều này.


Không chỉ thế, các cuộc thi hoa hậu còn bị tai tiếng bởi những câu chuyện bên lề như “mua giải”, “đi cửa sau”… Cuộc thi Miss Earth từng bị vạch trần hậu trường mua giải. Năm 2012, phóng viên tờ Komsomolskaya Pravda giả danh khách hàng để thương lượng với Lorraine Schuck – Chủ tịch Miss Earth, nhận được báo giá vương miện là 4 triệu USD. Sau bê bối đó, cuộc thi cũng chính thức bị loại khỏi hệ thống Miss Grand Slam.


Các cuộc thi hoa hậu kém chất lượng sẽ sớm bị đào thải


Chia sẻ với PV Dân trí nhà báo Ngô Bá Lục – giám khảo của nhiều cuộc thi sắc đẹp lại đưa ra góc nhìn riêng. Anh cho rằng chất lượng Hoa hậu tùy thuộc vào từng cuộc thi. Với những cuộc thi lớn, chính thống, uy tín và khách quan thì chất lượng không bị thấp đi mà ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, anh cũng cho rằng các cuộc thi sắc đẹp kém chất lượng sẽ sớm bị đào thải.


Đối với khán giả đại chúng, có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu nhìn nhận cuộc thi hoa hậu như một ngành công nghiệp thật sự, với các quy luật thị trường vốn có. Những cuộc thi kém chất lượng sẽ bị đào thải, và những cuộc thi thật sự chất lượng thì sẽ được duy trì và phát triển.

 Nguồn tham khảo: 
0 bình luận

Xem nhiều

bottom of page