top of page
Bài viết mới nhất
Xem nhiều

Zero Waste – Hướng tới lối sống bền vững

Có thể nói, hiện nay Trái Đất đang đối mặt với một làn sóng rác thải ra môi trường, đặc biệt là rác thải nhựa. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt về tài nguyên môi trường.  Chính vì thế, các nhà môi trường học đã đề xuất một lối sống bền vững mới, giải pháp tiết kiệm nhất cho vấn đề môi trường. Và bắt đầu từ những năm gần đây, Zero Waste – nói không với rác thải, một xu hướng hoàn toàn mới cho toàn cầu dần được phổ biến.


Zero Waste – Hướng tới lối sống bền vững
Zero Waste – Hướng tới lối sống bền vững

ZERO WASTE – Hướng tới số KHÔNG tuyệt đối


Zero Waste – nói không với rác thải. Hiểu đơn giản Zero Waste (không rác thải) hướng tới lối sống không xả rác thải ra môi trường dưới mọi hình thức, thông qua tái chế, tái sử dụng, tiết giảm,… Ở góc độ vĩ mô, Zero Waste hướng tới tái định nghĩa nền kinh tế. Chúng ta đang sống ở nền kinh tế tuyến tính – khai thác và tận dụng các tài nguyên từ trái đất và xả thải rác thải ra môi trường. Mục đích của Zero Waste là tiến tới nền kinh tế tuần hoàn – nói không với rác. Nền kinh tế tuần hoàn lấy ý tưởng từ tự nhiên – mọi tài nguyên đều luân chuyển tuần hoàn, không có sự tồn tại của “rác”. Áp dụng Zero Waste không những giải quyết được các vấn đề về nhức nhối về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của con người, hướng tới sự phát triển bền vững.[1]


Mô hình giải pháp 5R (Ảnh: Nguyễn Tỉnh)
Mô hình giải pháp 5R (Ảnh: Nguyễn Tỉnh)

REDUCE:


Theo UNEP, các sự kiện thể thao lớn có thể thải đến 750.000 chai nhựa [1]. Nhận thức được điều đó, SEA Games 31 được tổ chức tại Việt Nam cũng đã và đang áp dụng nhiều biện pháp trong nỗ lực giảm nhựa chung, giúp xây dựng một kỳ đại hội xanh – sạch – đẹp. Văn phòng WWF tại Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban tổ chức triển khai xây dựng thực hiện công tác giảm nhựa trên tinh thần tự nguyện trong quá trình sự kiện diễn ra. Với thông điệp xuyên suốt đại hội: tổ chức một kỳ SEA games xanh, không rác thải nhựa, WWF đã thực hiện chương trình “Gom nhựa lựa quà”. Tại chương trình này, các vật phẩm, các kỷ niệm chương, quà lưu niệm  đều được làm từ các vật liệu tái chế như nhôm, đồng, nhựa… [2]

WWF nhuộm “xanh” SEA Games 31 (Ảnh: ThanhNienViet)
WWF nhuộm “xanh” SEA Games 31 (Ảnh: ThanhNienViet)

REUSE:


Không dừng lại ở đó, mỗi cá nhân hoàn toàn có thể giảm thải rác sử dụng để có thể tiến dần đến Zero Waste bằng nhiều hành động đơn giản: sử dụng bình đựng nước tái sử dụng, ống hút kim loại, hưởng ứng việc sử dụng, mua bán hoặc trao đổi đồ cũ,… [1] Gần đây là chương trình “Đổi vỏ chai cũ nhận sản phẩm mới” và chương trình “Thu hồi pin cũ – Bảo vệ Trái Đất xanh” của Cocoon đang diễn ra hết sức sôi nổi vừa để tăng cường ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người đặc biệt là giới trẻ, khách hàng mục tiêu của Cocoon, vừa hướng tới nền kinh tế bền vững sau này. Theo thông tin từ báo Tài nguyên và Môi trường, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI vừa phát động Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI) năm 2022. Chương trình nhằm đề cao các doanh nghiệp hướng tới 3 khía cạnh toàn diện: kinh tế – xã hội – môi trường. [3]


RECYCLE:


Ngoài ra, mỗi vật dụng đã qua sử dụng trừ khi không thể tái chế được nữa thì tái chế là một biện pháp khác để hạn chế tối đa lượt rác thải ra môi trường. Một chương trình của Logitech có thể chưa được nhiều người trẻ biết đến là chương trình Việt Nam Tái Chế. Đồ điện tử đã hư hỏng hoặc đã qua sử dụng của Logitech sẽ được thu gom tận nơi hoặc mang đến những cơ sở tái chế chỉ định của Logitech hoàn toàn miễn phí. Sau các đồ điện tử của nhãn hàng đều có những nhãn tái chế được ghi chú rõ ràng, có thể truy cập đường link để biết thêm thông tin. 


REFUSE:


Nguyên tắc từ chối những gì mình không cần. Không cần ở đây là có thể thay thế các dụng cụ ăn uống, hộp xốp đựng hay chai nước suối thành hộp thuỷ tinh đựng thức ăn, ly nước, bình nước cho bản thân có thể sử dụng nhiều lần. Điều này không chỉ giảm thiểu được lượng rác thải nhựa thải ra môi trường mà còn giúp bản thân tiết kiệm được chi phí cho các đồ dùng không cần thiết.

ROT:


Ủ phân những gì còn lại. Những loại rác hữu cơ (organic rubbish) là các loại rác dễ phân huỷ như thức ăn thừa, trái cây, rau củ quả hay bã cà phê, bã trà,… Một loại rác có thể tìm thấy từ bất cứ đâu trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người đều có thể được tận dụng để làm phân bón cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn. Nguyên tắc này có thể dễ dàng được thực hiện nhờ vào thói quen phân loại rác tại nơi ở, nơi sinh hoạt, làm việc hoặc học tập. 

Những nỗi khổ chỉ người sống Zero Waste mới hiểu được


Zero Waste không phải là chỉ hạn chế dùng và thải đồ nhựa. Zero Waste (Không rác thải) thực chất là cái đích cuối cùng của một lối sống xanh, là sống hoàn toàn không xả rác ra môi trường, thông qua việc cắt tất cả những tiêu dùng không cần thiết, kết hợp với tái sử dụng và tái chế 100% tất cả các nguồn nguyên vật liệu sử dụng trong sinh hoạt. Tất nhiên là không sử dụng các loại vật liệu đóng gói hay bất cứ vật liệu gì dùng một lần. 


Đây thực ra là một lối thực hành rất khó và hoàn toàn không thể là chuyện làm được ngay trong ngày một ngày hai. Vậy nên khi mọi người nói tới Zero Waste, thì mình nên hiểu đó là một quá trình thay đổi từng bước nhỏ, giảm dần từng thứ, cái dễ làm trước, để hướng tới mục tiêu cuối cùng là cắt giảm hoàn toàn. 


Zero Waste không phải là một khái niệm hoàn hảo tuyệt đối, mà nó là một lối sống mà theo đó bạn đưa ra những lựa chọn “xanh” hơn để giảm tác động của mình. Khi bạn hiểu được sâu xa ý nghĩa của việc đó, bạn sẽ hiểu được rằng Zero Waste sẽ không phải là ít vứt đồ đi hơn, mà là bạn sẽ không mua món đồ đó từ đầu.[4]

Lối sống Zero Waste có thể đem lại nhiều bất tiện (Ảnh: Getty Images)
Lối sống Zero Waste có thể đem lại nhiều bất tiện (Ảnh: Getty Images)

5 nguyên tắc cơ bản mà lối sống Zero Waste đặt ra tưởng chừng như dễ làm nhưng mà làm không dễ tí nào. Đã quen với lối sống dễ dàng và tiện lợi mà các vật phẩm nhựa đem lại, thì có mấy khi con người chúng ta lại có thể nhanh chóng thay đổi thói quen sống của mình để hướng tới một lối sống hoàn toàn “say NO” với đồ nhựa.


Thậm chí, đôi khi chính lối sống này có thể mang đến những dè bỉu từ chính những người xung quanh rằng “Tại sao phải cố gắng sống một cách khổ sở như thế?”. Đi đâu cũng phải xách đồ lỉnh kỉnh, nào là bình nước, là hộp cơm, là túi giấy đựng đồ,… thay vì chỉ đơn giản là đi tới đâu mua đồ chỉ cần có túi nilon lả có thể dễ dàng đựng đồ rồi mang về. Và thỉnh thoảng ta cũng tự hỏi bản thân rằng “Nếu mình không dùng thì người khác cũng dùng, đâu thể nào mà thay đổi hết được.”

Zero Waste - Thay đổi nhỏ – Đóng góp to


Như đã nói, việc thay đổi thói quen là một việc hết sức khó khăn. Nhưng chúng ta, chính những con người đang sinh sống trên Trái Đất này, có thể quyết định được một tương lai bơi lội dưới làn nước trong sạch hay một đại dương toàn rác, hít thở dưới bầu không khí trong lành hay một môi trường đầy ô nhiễm. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.


Nếu không thể hoàn toàn thay đổi được thói quen thì hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Đơn giản là đóng góp cho các chương trình trồng cây, gây rừng hay các quỹ hỗ trợ về môi trường. Đồng thời, bắt đầu giảm thiểu đồ dùng nhựa trong đời sống hằng ngày. Vì xu hướng Zero Waste không quá vĩ mô mà có thể thực hiện từ những điều cơ bản nhất mà cũng không tốn quá nhiều chi phí nên các bạn trẻ hiện nay có thể tập dần phương pháp Zero Waste này và hướng đến một lối sống bền vững cho chính bản thân mình.

Lối sống bền vững – Zero Waste (Ảnh: FreePik)
Lối sống bền vững – Zero Waste (Ảnh: FreePik)

Nguồn tham khảo:



0 bình luận

Xem nhiều

bottom of page