top of page

Khi suy thận không còn là căn bệnh của riêng người già

Đã cập nhật: 2 ngày trước

Theo báo cáo chuyên sâu từ các cơ sở y tế trong nước giai đoạn 2020-2025, tỷ lệ người trẻ từ 18 đến 30 tuổi mắc bệnh thận chiếm tới 20-30% tổng số ca bệnh thận. 


Suy thận, từng được xem là căn bệnh của tuổi già, giờ đây đang ngày càng “trẻ hoá”, trở thành mối đe dọa đáng báo động cho thế hệ thanh niên và người trưởng thành trẻ tuổi. Những người đáng lẽ đang ở độ tuổi sung sức nhất để học hỏi, khám phá, làm việc và cống hiến đang đối mặt với một cảnh tỉnh về gánh nặng mà căn bệnh này đang đặt ra.


Khó khăn chồng chất: Gánh nặng suy thận đè nặng lên đôi vai người trẻ

suy thận
Bệnh nhân chạy thận tại Bệnh Viện Lê Văn Thịnh

Về sức khỏe thể chất, suy thận thường đòi hỏi các phương pháp điều trị như lọc máu (chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng) hoặc ghép thận. Đây là những quy trình phức tạp, kéo dài suốt đời và đi kèm với nhiều biến chứng. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, nhiều người có thể chủ quan hoặc nhầm lẫn với các dấu hiệu sức khỏe đơn thuần, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị kịp thời bị chậm trễ. 


Một người trẻ đang ở độ tuổi tràn đầy năng lượng, phải dành hàng giờ đồng hồ mỗi tuần để gắn liền với chiếc máy lọc máu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Tình trạng thiếu máu, các vấn đề về xương khớp hay tim mạch cũng thường xuyên hành hạ, khiến họ khó lòng duy trì các hoạt động hàng ngày một cách bình thường.


Áp lực tài chính cũng là một thách thức lớn. Chi phí điều trị suy thận vô cùng tốn kém và bắt buộc phải có nguồn tài chính ổn định. Đây là một gánh nặng không nhỏ đối với người bệnh trẻ tuổi và gia đình của họ, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.


Với sự suy giảm của sức khỏe và gánh nặng tài chính, người bệnh trẻ tuổi phải đối mặt với những gánh nặng về tinh thần và tâm lý. Những cảm giác như tuyệt vọng, tự ti, cô đơn, lo âu liên tục,... càng dễ dẫn đến nguy cơ trầm cảm. Cảm giác bị cô lập, không thể tham gia các hoạt động học tập, phát triển sự nghiệp hay vui chơi giải trí bình thường như bạn bè cũng có thể khiến họ dần thu mình lại, đánh mất sự tự tin và niềm vui sống. Nhiều em phải bỏ học giữa chừng, hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe. 


TS. Trương Nguyễn Xuân Quỳnh từng chia sẻ với Dear Our Community: “Một bệnh nhân chạy thận trẻ tuổi từng nói với tôi: “Em không dám quen ai, vì sợ người ta biết em sống nhờ máy.” Những tổn thương tinh thần âm ỉ này, nếu không được hỗ trợ, sẽ khiến người bệnh thu mình, bỏ lọc máu, ăn uống không kiêng khem, dễ biến chứng. Chính vì vậy, khi có mặt của nhân viên xã hội y tế hay chuyên viên tâm lý – người lắng nghe, hỗ trợ và kết nối – bệnh nhân cảm thấy được nhìn nhận trọn vẹn. Họ có thêm động lực để chăm sóc bản thân, cảm thấy ít cô đơn hơn và kiểm soát tốt hơn việc điều trị.


Mô hình chăm sóc toàn diện: Thêm một sự đồng hành với người bệnh 

suy thận
Bác sĩ Nguyên chăm sóc bệnh nhân

Dự án “Đồng hành cùng nỗi lo chạy thận – Mô hình chăm sóc toàn diện” đã chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng của những người trẻ phải chạy thận nhân tạo. Họ  không chỉ chiến đấu với bệnh tật mà còn phải vật lộn với những định kiến, sự thiếu hiểu biết và sự cô đơn trong cuộc hành trình đầy gian nan này. Họ cần hơn bao giờ hết sự thấu hiểu, đồng hành và những nguồn lực hỗ trợ toàn diện để có thể vượt qua và tiếp tục sống một cuộc đời ý nghĩa.


Chính vì vậy, mô hình chăm sóc toàn diện không chỉ hướng đến những lợi ích riêng về mặt sức khỏe thể chất của người bệnh mà còn có một nền tảng toàn diện, bao gồm sức khỏe thể chất, tinh thần, tâm linh và các khía cạnh xã hội trong cuộc sống của người bệnh. 


Như bác sĩ Đặng Khôi Nguyên, khoa Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh chia sẻ: “Hy vọng rằng qua chương trình này, chúng ta sẽ có một đội ngũ và một hệ thống làm việc để mọi người thêm những chuyên ngành khác bên cạnh bác sĩ và điều dưỡng, ví dụ như công tác xã hội, chuyên viên về tâm lý, chuyên viên về dinh dưỡng và vật lý trị liệu có thể cùng tham gia. Làm sao để chăm sóc cho người bệnh ở nhiều khía cạnh nhất có thể và đảm bảo nâng cao được chất lượng cuộc sống của người bệnh.”. Đây cũng chính là mục tiêu của dự án, đồng hành với người bệnh một cách toàn diện trong cuộc sống hàng ngày của họ, đặc biệt mang đến sự hỗ trợ cần thiết cho những người bệnh trẻ tuổi. 




Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Bài viết mới nhất
Xem nhiều
Chưa có bài đăng nào được xuất bản bằng ngôn ngữ này
Khi có bài đăng mới, bạn sẽ thấy chúng ở đây.

DEAR OUR COMMUNITY E-LEARNING

 Our online courses equip young people with the fundamental, practical knowledge and skills needed to embark on a sustainability career journey.

Khoá học của Dear Our Community
Khoá học của Dear Our Community
Khoá học của Dear Our Community
Khoá học của Dear Our Community
Khoá học của Dear Our Community
Khoá h��ọc của Dear Our Community
bottom of page