top of page
Title opt 2 Chị Kim Lê tham gia ESG conference 2023. Ảnh_ Vietcetera.png

Chị Kim Lê tham gia ESG conference 2023. Ảnh: Vietcetera

Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa mạnh mẽ những thập kỉ đã dẫn tới những thách thức về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu mà có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội trong tương lai. Để giải quyết các vấn đề trên, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính (kinh tế truyền thống) sang mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH). Đây là mô hình kinh tế phát triển bền vững, đáp ứng được nhiều mục tiêu như: giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển ở đầu ra, ứng phó với cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu…


Hãy cùng Dear Our Community (DOC) trò chuyện với Kim Lê, Nhà sáng lập kiêm CEO Công ty CL2B (công ty tư vấn quản lý về KTTH đầu tiên tại Việt Nam), để hiểu hơn về bối cảnh thực hành KTTH tại Việt Nam hiện nay nhé.

câu hỏi 1 opt2 CL2B.png

Vietnam Circular Economy in action 2023. Ảnh: CL2B

Thực tế, suốt những năm qua, Kim liên tục trăn trở về sứ mệnh bản thân. Thời đại học, Kim mất 6-7 năm, trải nghiệm ba trường, từ luật, kế toán, đến ngân hàng, và mãi mới hoàn thành bằng Cử nhân quản trị kinh doanh. Thời gian gian đó nằm rất nhiều ở tìm hiểu và và định hướng bản thân về những giá trị mà Kim tin tưởng và hướng tới. Sau khi hoàn thành việc học và công tác ở Anh trở lại Việt Nam, Kim quyết định dùng kiến thức và kĩ năng của mình để có những kiến tạo giá trị tích cực. Cơ hội về KTTH đến với Kim vào năm 2018-2019 khi một nhà đầu tư Hà Lan thấy tiềm năng phát triển và chuyển đổi KTTH ở Việt Nam, và Kim đã nỗ lực nắm lấy cơ hội này. Thật ra cũng không dễ để mình biết được giá trị bản thân ở đâu. Nhờ CL2B và những cơ hội mình có cùng đội ngũ; Kim mới thực sự tự tin và khẳng định giá trị cốt lõi của bản thân cũng như doanh nghiệp–đó là hướng tới một tương lai bình đẳng.

quote 1 CL2B (1).png

Vietnam Circular Economy in action 2023. Ảnh: CL2B

Nhiều người cho rằng KTTH là một khái niệm vĩ mô và mang tính học thuật, chị nghĩ sao về

điều này?

 

Theo Kim, KTTH không quá khó hiểu hay học thuật. Nó có thể thể được định nghĩa đơn giản là nền kinh tế với nguyên tắc tái tạo. Đây là nền kinh tế mà tài nguyên, khoáng sản đều được vận hành theo hướng có thể tái tạo, từ nguyên vật liệu, rác thải, cho đến năng lượng. Ở các cấp độ khác nhau, nền KTTH sẽ có những hình thức và trạng thái khác nhau. Ứng dụng vào quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành, doanh nghiệp, hay một quy trình--thực tế, nếu ứng dụng ba (03) nguyên tắc chính của một nền KTTH, đó là (1) Giảm thiểu khai thác và và sử dụng tài nguyên nguyên sinh một cách không cần thiết (2) kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nguyên vật liệu; và (3) tái tạo hệ thống tự nhiên thông qua giảm thiểu tối đa tác động XH- MT và hướng tới tái tạo.  Từ nguyên tắc đó đưa ra những quyết định mang tính xây dựng hệ thống kinh tế bền vững. Ví dụ, một quốc gia hay vùng lãnh thổ khi các quyết định đưa ra hướng tới sự tái tạo, sẽ nâng cao hệ thống quản lý khai thác khoáng sản một cách phù hợp, tới thu hút đầu tư những nhóm ngành nhằm phát triển nguồn cung bền vững cho những nguồn nguyên liệu xanh và bền vững, hướng tới bảo đảm vững chắc an ninh xã hội, an ninh kinh tế. Đi đôi với việc quản lý những tài nguyên - khoáng sản khan hiếm, KTTH đối với một quốc gia còn là quản lý nguồn TNKS cho nền kinh tế - XH vận hành bền vững. Một doanh nghiệp khi vận hành theo nhóm nguyên tắc KTTH sẽ phát triển một hệ thống quản lý và hệ sinh thái hỗ trợ nhằm đảm bảo sự sinh tồn của doanh nghiệp trong tương lai, bao gồm giảm thiểu rủi ro cũng như phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có giới hạn.

Chị đánh giá thế nào về sự bắt nhịp của Việt Nam đối với mô hình KTTH trong những năm gần đây?

 

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chính sách tích cực và nhanh chóng nhằm thúc đẩy phát triển KTTH, từ chiến lược quốc gia, kế hoạch hành động, chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tới sandbox KTTH…

 

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tìm thấy cơ hội khi đưa KTTH vào thực tiễn. Các doanh nghiệp đang cố gắng quản lý và định hình giá trị cốt lõi của mình. Với các tập đoàn lớn, họ đã bắt đầu có nhiều bước triển khai tập trung vào vấn đề giảm thiểu rác thải từ khi sản xuất cho đến lúc sản phẩm tới tay người tiêu dùng và cả  trách nhiệm sau khi người tiêu tiêu dùng sử dụng sản phẩm ( sửa chữa, thay thế, thu hồi..)

 

Tuy nhiên, với thế giới và Việt Nam nói chung, KTTH còn mang tính nhỏ lẻ và chưa có sự thống nhất. Có thể nói, nhiều doanh nghiệp ứng dụng KTTH theo hướng FOMO (tạm dịch: sợ mất cơ hội). Họ chắp vá những lỗ hổng trong bộ máy quản lý hướng tới phát triển bền vững cũng bởi chưa có những con số tổng quát về vấn đề khan hiếm, tốc độ tiêu thụ, và những rủi ro liên quan đến nguồn nguyên vật liệu trong tương lai. Có thể nói KTTH đang được áp dụng và quyết định dựa trên nỗi sợ rủi ro cạnh tranh , và sợ mất cơ hội. Chuyển đổi KTTH chưa phải là trọng tâm của doanh nghiệp và cần nhiều hơn sự hỗ trợ hơn, với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành một công cụ hiệu quả để điều phối sự cân bằng xã hội và môi trường trong bối cảnh phát triển mới.

hình recycle (2).png

Hoạt động Kinh Tế Tuần Hoàn. Ảnh: Dear Our Community

Chị có thể kể tên những hoạt động trong  chuyển đổi KTTH được không?

 

Đầu tiên phải nhắc đến luật EPR (Extended Producer Responsibility, có nghĩa là Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) mới đưa ra của Việt Nam năm 2024, nhằm giảm thiểu tác động của rác thải rắn cho một số nhóm nghành có tác động lớn như: Hàng tiêu dùng nhanh sử dụng bao bì một lần, dầu nhớt.  EPR sẽ thúc đẩy nhiều nhà đầu tư về dịch vụ và các sản phẩm liên quan có trách nhiệm quản lý các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, bao gồm việc thu gom; tiền xử lý (vận chuyển, phân loại, tháo dỡ, làm sạch...); tái sử dụng; thu hồi (bao gồm tái chế và thu hồi năng lượng), tiêu hủy. Ngoài ra EPR sẽ thúc đẩy sự sáng tạo, thiết kế sản phẩm và cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nhằm mang lại một sản phẩm tốt hơn, ít phát thải hơn cho người tiêu dùng. Ở một tương lai mà KTTH được ứng dụng rộng rãi, đó là một thị trường mà sản phẩm minh bạch và giá sản phẩm phản ánh được chi phí môi trường và xã hội, từ đó người tiêu dùng có thể đưa ra được quyết quyết định mua sắm một cách bền vững và công bằng với môi trường. 

 

Có thể thấy luật pháp liên liên quan đến phát triển bền vững và KTTH đang ngày càng được hoàn thiện hơn nhằm đưa lại một môi trường cạnh tranh tranh công bằng không chỉ giữa những nhà kinh doanh; mà còn là công bằng với môi trường, xã hội và người tiêu dùng ( ví dụ Right to repair, Luật EPR cho quần áo cũ, Fashion Act, CBAM.. ). Những khách hàng CL2B đang cùng làm việc, đều hướng tới một mô hình kinh doanh, cách vận hành mới có thể đón đầu những thay đổi trong tương lai nhằm mang tới giá trị bền vững và công bằng.

Song song đó, nhà nước cũng đưa ra những cơ chế tài chính để cổ vũ và thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng trên thị trường về các sản phẩm mang tính tái sinh.  Việt Nam có hệ thống kinh tế phát triển nhanh, đi cùng nhiều cơ hội tiềm năng. Khi giới trẻ có nhận thức về tác động của doanh nghiệp, bản thân, và người tiêu dùng tới môi trường, các bạn sẽ tìm cho mình những sản phẩm và dịch vụ “xanh” cũng như có thể tái tạo. Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp xây dựng cộng đồng có chung niềm tin để cùng phát triển.

Tài chính sẽ là vấn đề nhiều doanh nghiệp thường băn khoăn khi mà bắt đầu một xu hướng mới. Với cơ chế thử nghiệm về KTTH, doanh nghiệp sẽ có những cơ hội tiếp cận nguồn lực này

như thế nào?

 

Thực tế cần phân biệt đổi mới và KTTH. Đổi mới và sáng tạo cần hỗ trợ rất nhiều để xem sáng kiến nào có tác động tích cực và hiệu quả. Và việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt cho SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà nước. 

 

Chuyển đổi KTTH đi đôi với chuyển đổi tác động tích cực và hiệu quả kinh tế bền vững. Đây là bài toán mà các doanh nghiệp cần phải chủ động nắm lấy mà không chỉ dựa vào hỗ trợ nhà nước hoàn toàn. Doanh nghiệp cần thấy rằng, KTTH là một bước chuyển đổi cần thiết và sống còn cho tương lai, sẵn sàng bỏ tiền đầu tư cho sự chuyển đổi đó. Nhà nước cần đầu tư để chuyển đổi luật và khung pháp luật một cách mạnh mẽ, theo từng giai đoạn để thúc đẩy xã hội và kinh tế chuyển đổi.

Câu hỏi 2.png

​Pizza Company Tour 2024. Ảnh: Dear Our Community

Kim nghĩ tất cả ngành nghề đều có thể áp dụng KTTH. Trong bất cứ lĩnh vực nào, các bạn cũng phải đưa ra quyết định. Ví dụ như công việc của bạn là làm văn phòng và in ấn, liệu bạn có thể in các tài liệu trên hai mặt giấy, hay bạn có thể giảm thiểu việc in những tài liệu không cần thiết không? Tương tự như vậy, khi có cho mình cách hiểu và nguyên tắc riêng thì ở bất cứ công việc nào, các bạn cũng có thể đưa ra quyết định phù hợp, như làm việc với đối tác nào hay mua sản phẩm nào để giảm thiểu rác thải và có thể tái chế nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng. Như chia sẻ, KTTH là một nguyên tắc để các bạn đưa ra quyết định trong công việc và cuộc sống.

Những kết quả hoặc cột mốc nào khiến chị nhớ nhất trên chặng đường suốt sáu (06) năm đồng hành cùng CL2B?

 

Sau nhiều năm đồng hành, cũng có những thăng trầm, nhưng có thể nói điều khiến Kim hài lòng nhất cho tới hiện tại là CL2B là đơn vị tiên phong đóng góp những chủ đề mang tính thực tiễn. CL2B đang hỗ trợ đa bên trong việc xây dựng chính sách hay chiến lược (vĩ mô, trung bình và vi mô) với kinh nghiệm tập trung vào ngành và doanh nghiệp, sáng tạo đổi mới. Về ngành dệt may hay ngành nhựa, CL2B đã có những điểm nhấn và đóng góp nhất định, cung cấp hiểu biết, cách tiếp cận, cũng như định hướng giúp các ngành dần chuyển đổi qua KTTH.

 

Một trong những sự kiện đáng nhớ gần đây nhất là năm 2023, CL2B tổ chức Vietnam Circular Economy in Action (VCEA), sự kiện hàng năm được tổ chức bởi CL2B hướng tới việc tập hợp các bên liên quan từ cả công và tư, tạo nên một nền tảng để chia sẻ thành công, thách thức và cơ hội trong việc triển khai các thực hành kinh tế KTTH. Đây cũng là dịp để chia sẻ và đánh giá lại tiến triển quá trình chuyển đổi sang KTTH và giới thiệu những thành tựu và tiến bộ trong lĩnh vực này.

 

VCEA 2024 đang được chuẩn bị và có những hoạt động quảng bá đến công chúng, bao gồm triển lãm giáo dục về trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc phân loại rác thải tại nguồn. Điều mà Kim nghe nhiều người phản biện về việc phân loại rác thải tại nguồn là “phân loại rồi, cũng vào một xe rác.” Nhưng thực tế không phải vậy. Rác thải tái chế sẽ được phân loại và thu gom bởi công nhân, người nhặt phế liệu. Việc không phân loại rác thải tại nguồn đúng cách sẽ đẩy trách nhiệm đến nhóm đối tượng trên. Họ sẽ chịu rủi ro liên quan đến bệnh nghề nghiệp, những nguy hiểm khi làm việc với nhiều tạp chất độc hại. CL2B mở ra VCEA2024 nhằm mục đích làm rõ trách nhiệm mà người tiêu dùng cần có trong việc phân loại rác thải tại nguồn đúng cách, đồng thời đưa ra những kiến thức và kinh nghiệm khoa học cho công chúng. CL2B cũng tiếp tục cùng làm việc với doanh nghiệp để chia sẻ những kinh nghiệm và hoạt động hướng tới KTTH năm vừa qua.

Câu hỏi 3.png

Mạng lưới hợp tác kinh tế giữa CL2B và các doanh nghiệp. Ảnh: CL2B

Định hướng phát triển của CL2B trong tương lai sẽ như thế nào?

 

Về định hướng trong thời gian tới, CL2B sẽ tập trung đầu tư vào hai ngành mới là thiết bị điện, sản xuất điện tử và xây dựng, bên cạnh dệt may và bao bì là hai thế mạnh của CL2B. Ngoài ra, CL2B định hướng di chuyển hoạt động, các gói tư vấn, và dịch vụ phủ rộng mạng lưới thị trường Đông Nam Á.

 

Việc xây dựng đội ngũ và ổn định hóa vận hành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng cũng là một mục tiêu sắp tới mà CL2B cần phải đạt được. Có thể nói, tư vấn KTTH và tư vấn phát triển ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay các nước Đông Nam Á khác khá nhiều so với những chiến lược và định hướng tiếp cận của các quốc gia Bắc bán cầu. Vì vậy làm thế nào để những giải pháp chiến lược của CL2B đưa ra thực sự mang tính thực tiễn và tác động; cần một tư duy và cách nhìn cởi mở, sáng tạo và độc lập. Mình học những bài học và kinh nghiệm của các nền kinh tế phát triển, tuy nhiên, cần tư duy độc lập và sáng tạo khi đưa ra giải pháp cho những doanh nghiệp vận hành và kinh doanh ở quốc gia đang phát triển, bởi xã hội, kinh tế, thị hiếu, và đặc tính hoàn toàn khác nhau. Với sự phát triển của AI, data (tạm dịch: dữ liệu), giao thương toàn cầu, vị thế kinh tế-chính trị, và giá trị mang lại của những quốc gia Nam Bán Cầu; những bài học về phát triển kinh tế và xã hội trước kia có tính tham khảo, tuy nhiên phải xem xét rằng, chúng ta chưa bao giờ đối diện với việc nhiều thông tin, thiếu minh bạch, sự phát triển của AI và nhu cầu, cùng với tâm lý xã hội hoàn toàn không còn tập trung vào việc cơm áo gạo tiền. Những bài toán xã hội, chính trị, kinh tế đang thay đổi động lực gốc rễ. Có thể nói rằng, chúng ta sẽ phải đối diện với những thách thức khác mà đòi hỏi tư duy sáng tạo và độc lập để đạt được một tương lai bền vững. Đây là một thử thách lớn cho Kim và CL2B, nhưng nó cũng rất là hứng khởi. Kim mong muốn thấy được một thế hệ mới đam mê, quyết liệt và cùng hứng khởi với những thử thách này trong thời gian tới.

Câu hỏi 3 (2).png

Vietnam Circular Economy in action 2023. Ảnh: CL2B

Chắc hẳn lúc nhỏ, ai trong chúng ta cũng đã từng bị người lớn dọa chết khiếp bởi một nhân vật mang tên “ngáo ộp”. Thế nhưng đã có ai biết hình thù con ngáo ộp ra sao chưa? Con ngáo ộp mà bạn chưa nhìn thấy bao giờ ám ảnh bạn trong từng giấc ngủ đến từng bữa ăn, chỉ cần người lớn nhắc đến một tiếng là bạn răm rắp nghe lời. Lớn hơn một chút, bạn đã quên đi sự hiện hữu nhân vật này. Nhưng "yên ổn" chưa được bao lâu, đến lúc đi làm, bạn mới nhận ra, con ngáo ộp năm xưa vẫn đang tồn tại...


Qua buổi chia sẻ, Dear Our Community mong muốn bạn có thể:

1. Thấu hiểu bản thân, tự mình chữa lành khi đi làm.

2. Gọi tên nỗi sợ trong công việc.

3. Vượt qua nỗi sợ để hoàn thiện bản thân, hạnh phúc và thành công.


👤 Host của chương trình:

✨ Võ Ngọc Tuyền: Founder & Host Dear Our Community

✨ Lan Phương: Giám đốc Nội dung Yeah1 Digital

👉 Tìm hiểu thêm về chị Lan Phương tại: https://dearourcommunity.com/.../esp-4-phat-trien-ban.../

✨ Lê Đình Hiếu: Founder Học viện G.A.P

👉 Tìm hiểu thêm về anh Hiếu tại: https://dearourcommunity.com/.../esp-2-dinh-hinh-phat.../


👥 Đơn vị tổ chức:

✨ Dear Our Community: Tập trung vào những câu chuyện tác động xã hội tại Việt Nam, Dear Our Community podcast mang đến những câu chuyện chân thật từ những con người rất thật đang tạo ra sự thay đổi tích cực để truyền cảm hứng và động lực cho người nghe về mục đích sống, hạnh phúc và tác động xã hội, cũng như kết nối mọi người cho những thay đổi tích cực trong xã hội.

✨ G.A.P Institute: Học viện G.A.P được thành lập bởi một nhóm giảng viên có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc phát triển giới trẻ ở khắp các ngành khác nhau để gây dựng thế hệ nhân tài cho nền kinh tế hội nhập với hai sứ mệnh: Thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên Quốc tế – Xoá bỏ rào cản khác biệt giữa giảng đường đại học với môi trường làm việc thực tế

Lời khuyên của chị đối với những doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ khi tiếp cận với KTTH?

 

Trước tiên, kinh tế tuần hoàn giúp giảm thiểu rác thải cũng như khai thác nguyên liệu nguyên sinh. Do hướng đến hiệu suất thay vì năng suất, KTTH còn giúp giảm thiểu chi phí trong nền kinh tế. Với doanh nghiệp, KTTH đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí thất thoát nguyên liệu trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.

 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải kiên cường và quyết đoán. Đối với doanh nghiệp nhỏ, tất nhiên sẽ có những khó khăn về mặt quản lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải xác định chắc chắn 100% không cạnh tranh được với những “ông lớn”. Thế nên khi đưa sản phẩm tới tay cộng đồng có niềm tin với KTTH, bắt buộc cần phải kiên trì, tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng, không ngừng nâng cấp khâu vận hành cũng như sản phẩm, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.

 

Ngoài ra việc quan trọng cho SMEs chính là xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và đoàn kết; bởi dịch chuyển phát triển bền vững doanh nghiệp gắn với phát triển ngành. Việc chia sẻ, kết nối và tận dụng sức mạnh của doanh nghiệp trong ngành sẽ trở thành sức mạnh và nền tảng hỗ trợ SMEs chuyển đổi và nắm bắt cơ hội mà KTTH mang lại.

bottom of page