top of page

Đi làm: ngoài vì tiền, còn vì đâu?


Đi làm ngoài vì tiền còn vì đâu

Anh Tạ Quốc Kỳ Nam – một gương mặt khá quen thuộc với các bạn trẻ trên nhiều cương vị (Thiết kế sách tại NXB Nhã Nam, phó Giám đốc Sáng tạo tại Vietcetera, Thiết kế phim tự do, …) có một câu nói gây bão xu hướng trong thời gian vừa qua:

“Nghề chọn người chứ người không ai chọn đi làm”. 

Bên cạnh đó, những hình ảnh hài hước về việc dậy sớm đi làm luôn khiến giới trẻ dậy sóng khi mô tả chính xác cảm giác của họ mỗi buổi sáng, trong đó, lý do khiến mọi người thức dậy là việc có tài chính để trang trải nhu cầu của bản thân dù công việc khiến họ rất áp lực.

Động lực khiến bạn choàng tỉnh mỗi sáng (Nguồn: Facebook Vẽ Bậy)

Động lực khiến bạn choàng tỉnh mỗi sáng (Nguồn: Facebook Vẽ Bậy)


Áp lực tài chính

Áp lực tài chính này cũng được các nghệ sĩ đề cập khá nhiều trong các sản phẩm âm nhạc đại chúng và âm nhạc độc lập (Indie).  Trong số đó có thể kể đến bài hát Cho Không (Nghệ sĩ Suboi), Mấy Khi (Ban nhạc Ngọt), Mang Tiền về cho mẹ (Nghệ sĩ Đen Vâu), … 

 

Khi công việc không còn đem lại động lực tích cực, hiện tượng “Zombie công sở” (Zombie Office) – đây là từ khóa chỉ những người nhân viên không nỗ lực cho công việc. Họ không gắn bó với công ty, nhưng lại không có ý định nghỉ việc. Từ đó, những zombie này lan truyền những ảnh hưởng tiêu cực và “hạ gục” những nhân viên khác bằng thái độ và hành vi tiêu cực. 


Khảo sát sự gắn kết nhân viên

Có ba người thợ xây đang xếp gạch thành từng chồng vuông vức,  một người đến hỏi họ đang làm gì, cả ba trả lời như sau:Người đầu tiên đáp: Tôi đang xếp gạch. Người thứ hai đáp: Tôi đang xây nhà thờ. Người thứ ba đáp: Tôi đang xây một ngôi nhà phụng sự Chúa. Người thứ nhất nhìn công việc thuần túy dưới góc độ những nhiệm vụ cần làm, người thứ hai nhìn nhận theo góc độ nghề nghiệp, và người thứ ba cảm thấy công việc là một sứ mệnh to lớn. Rõ ràng ta có thể thấy được tình yêu và động lực của người thứ ba là to lớn nhất, điều đó có thể dẫn đến việc anh ta sẽ cảm thấy hài lòng hơn so với hai người đồng nghiệp của mình. 

Câu chuyện này khiến người viết liên tưởng đến Thuyết Động lực của  Edward Deci và Richard Ryan, trong đó nêu rõ hai xu hướng: 

  1. Động lực Nội sinh (Intrinsic Motivation) xuất phát từ mong muốn bên trong bản thân và niềm vui thuần túy khi làm việc. 

  2. Động lực Ngoại sinh (Extrinsic Motivation) bắt nguồn từ các nguyên nhân bên ngoài và kết quả của công việc bạn làm được nhìn nhận như thế nào. 

Động lực nào khi làm việc
Động lực nào khi làm việc?

Theo nghiên cứu, động lực nội sinh sẽ bền vững và phát triển cá nhân tốt hơn động lực ngoại sinh. Theo quan điểm cá nhân, việc quá thiên về một trong hai kiểu động lực này gây ra nhiều mâu thuẫn ở các bạn trẻ. 

  1. Nếu các bạn trẻ nghe theo lời khuyên “Hãy cứ chạy theo đam mê” – điều này tạo cho các bạn nhiều động lực nội sinh , nhưng nếu phớt lờ những động lực ngoại sinh như tài chính, danh tiếng, sự công nhận thì động lực nội sinh cũng dẫn trở nên mai một, điều này có thể gây ra tác dụng ngược khiến các bạn đánh mất tình yêu ban đầu. 

  2. Ngược lại, nếu chỉ có động lực ngoại sinh, chúng ta quẩn quanh bên những gánh nặng cơm áo gạo tiền và sự công nhận từ người khác. Điều này lại khiến chúng ta dần đánh mất bản thân và kết nối với công việc. 

Để đi làm hạnh phúc: Câu trả lời nằm ở sự cân bằng giữa động lực nội sinh và ngoại sinh. 

Nếu động lực đi làm hiện tại của bạn đang là động lực ngoại sinh, hãy kết nối với bản thân bằng những câu hỏi như sau: 

  1. Công việc này giúp ích gì cho bản thân và xã hội? 

  2. Mình có thể thay đổi cách thức làm việc như thế nào để công việc trở nên hấp dẫn hơn? 

  3. Đâu là những kỹ năng mình có thể học thêm từ công việc? 

Nếu động lực đi làm hiện tại của bạn đến từ động lực nội sinh, xin chúc mừng bạn vì sự may mắn này, tuy nhiên, bạn có thể học thêm những kiến thức và kỹ năng để nâng cao động lực ngoại sinh như cách quản lý tài chính, cách thiết lập các kết nối mới, cách xây dựng dự án phụ, …  

Mặt khác nếu công việc không còn thật sự phù hợp, bạn có thể cân nhắc thay đổi công việc của mình, như cách anh Nguyễn Đình Giang sau khi nhận ra mình không hứng thú với ngành Ngân hàng đã lựa chọn rẽ lối làm Marketing tại Dentsu & Redder.


Podcast Dear Our Community Tuổi Trẻ hãy dám vùng vẫy và trải nghiệm

Nếu tình huống mất động lực với nghề chỉ là tạm thời, điều mình muốn nhắn gửi đến các bạn là tinh thần “Đừng chỉ làm thứ bạn yêu, hãy yêu thứ bạn làm” (Do what you love and love what you do) bằng cách cải tiến công việc liên tục để tạo ra nhiều động lực mới. 


Nguồn tham khảo:

0 bình luận
Bài viết mới nhất
Xem nhiều
bottom of page