Lãnh đạo không đến từ chức vụ – Marie C Damour
Với bạn, định nghĩa “lãnh đạo” là gì?
Nếu chúng ta tìm kiếm từ khoá “lãnh đạo” trên Google thì có khoảng 83 triệu kết quả trong vào 0.65 giây, các thể loại sách viết về lãnh đạo, phong thái nhà lãnh đạo, mô hình nhà lãnh đạo có thể được tìm thấy rất nhiều trên hàng vạn nhà sách khắp nước Việt Nam. Cụm từ lãnh đạo thường được mọi người nhắc đến khi nói về một vấn đề nào đó quan trọng cần phải được giải quyết hay một giải pháp cần được tạo ra.
Với Marie C Damour, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, định nghĩa lãnh đạo phải xoay quanh yếu tố cốt lõi là con người, “nếu không có đội ngũ chúng ta không thể làm được bất kỳ điều gì” là câu nói mà bà đã nhấn mạnh khi chia sẻ trong tập podcast mới nhất của Dear Our Community với tựa đề “The impact of good leadership on people and community” (Tạm dịch: tác động đối với con người và cộng đồng xung quanh dưới sự lãnh đạo tốt). Đối với bà, định nghĩa lãnh đạo chính là trách nhiệm, trách nhiệm đối với những con người mình làm việc cùng và dẫn dắt.
Bà đã từng trải qua nỗi sợ hãi kinh hoàng khi tưởng rằng hai nhân viên của mình đã bị trúng đạn tên lửa trên khi bà đang công tác ở Đại sự quán Hoa Kỳ tại Baghdad, Irag. Đối với bà, không có khoảnh khắc đáng sợ nào bằng việc nghĩ rằng những con người mình chịu trách nhiệm bị tổn thương.
Maria trải lòng rằng chính nhờ từng làm việc với những nhà lãnh đạo tốt trong quá trình công tác tại Bộ Ngoại Giao đã giúp bà nhận thức được tầm quan trọng, giá trị, tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo tốt đến những người xung quanh như thế nào. Cũng nhờ có những lãnh đạo nữ ở vai trò nhà ngoại giao trước bà đã giúp bà dám khát vọng trở thành một nhà ngoại giao cấp cao đại diện cho chính phủ và người dân Hoa Kỳ trước các quốc gia khác như hiện nay.
Marie nhấn mạnh rằng lãnh đạo không nhất thiết đến từ chức vụ, mà từ chính sự nỗ lực, chủ động mong muốn đóng góp để thay đổi những thứ xung quanh và những cộng đồng xung quanh. Lãnh đạo có thể đến từ bất kỳ ai và với bất kỳ vị trí nào trong xã hội, chỉ cần người đó thật sự mong muốn và hành động để tạo ra những giá trị tích cực và biết chăm lo cho những người xung quanh họ, dù là trong gia đình hay trong cộng đồng.
Một điều thú vị là công việc ngoại giao này đến với Marie một cách không hề dự tính trước, chính nhờ chuyến đi đầu tiên thăm Châu Á những năm đầu thập niên 90 đã truyền cảm hứng để bà mong muốn đi theo nghành Ngoại giao, từ sự tò mò, muốn học và hiểu biết về những con người, những nền văn hoá, những ngôn ngữ khác nơi bà sinh ra.
Video phỏng vấn (có phụ đề tiếng Việt) trên Youtube
Bà học ngành Ngoại Giao được vài năm và cho đến khi bà chuẩn bị đi chuyến đi công tác đầu tiên ở Tây Phi, bà mới biết được câu chuyện đầy bất ngờ rằng chính là bà đang tiếp nối ước mơ của người bà của mình, trở thành một nhà ngoại giao, bà của Marie không có cơ hội theo đuổi con đường sự nghiệp này cũng chỉ vì bà ấy là nữ giới và xuất thân của bà vào thời điểm đó.
“Lúc đó là đầu những năm 1930, không có nhiều phụ nữ được đi học đại học. Bà tôi được học tại một trường rất tốt và bà đã được chọn bởi lớp của mình để tháp tùng đại sứ Hoa Kỳ đến thăm trường, đến nói chuyện với sinh viên về Công việc ngoại giao tại trường đại học. Bà đã đi đến ông đại sứ và nói với ông ta rằng bà muốn trở thành một nhà ngoại giao. Ông ấy nhìn bà và nói với bà rằng, cô không giàu và không phải là đàn ông. Cô nên tìm việc khác để làm đi.”
Chính câu chuyện rất đặc biệt này và từ những trải nghiệm cá nhân đã khiến Marie có niềm tin rằng tất cả chúng ta, mỗi cá nhân đều có thể làm được nhiều điều tuyệt vời nếu ta tin vào chính bản thân và năng lực của chính mình, “đừng để ai nói với bạn rằng những gì bạn có thể làm được, hay không làm được” Marie nhấn mạnh trong câu chuyện của mình.
Bạn có nghe thêm về câu chuyện của Marie (có phụ đề tiếng Việt) trên kênh Youtube của Dear Our Community tại đây https://youtu.be/31lK3WC2KF0 hoặc nghe toàn bộ buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh trên kênh podcast của Dear Our Community ở đây https://dearourcommunity.com/podcast/esp-17-the-impact-of-good-leadership-on-people-and-community-marie-c-damour/
Comments