ESG là gì? Tại sao ai cũng muốn học?
Nguồn gốc thuật ngữ “ESG"
Thuật ngữ ESG là viết tắt của ba từ Environment - Social - Governance, tức là Môi trường - Xã hội - Quản trị, được đặt ra bởi Hiệp ước Toàn cầu vào năm 2004.
Trải qua gần hai thập kỷ, từ một hệ thống báo cáo chuyên biệt cho các nhà đầu tư tài chính, ESG hiện tại trở thành một thuật ngữ chung mà các doanh nghiệp sử dụng để cân nhắc cho những tác động của hoạt động kinh doanh lên xã hội và và cộng đồng.
ESG nghĩa là gì?
Đây là một khái niệm trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh, thường được sử dụng để đo lường các yếu tố liên quan đến Phát triển bền vững và tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng.
Theo định nghĩa từ Forbes - một tạp chí uy tín về kinh tế: “ESG là tập hợp các tiêu chuẩn về Môi trường - Xã hội - Quản trị mà các nhà đầu tư xem xét những yếu tố này để quyết định các khoản đầu tư của họ. Từ đó trở thành những tiêu chí phản ánh mức độ cam kết của doanh nghiệp đó đối với ba tiêu chuẩn trên.”
ESG được coi là một cách tiếp cận toàn diện trong đầu tư và kinh doanh vì đảm bảo các hoạt động kinh doanh có lợi cho tất cả các bên liên quan. Lợi ích mang lại cho chủ sở hữu, cổ đông, môi trường, cộng đồng, nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng. Doanh nghiệp có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt, và do đó có khả năng tăng sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư, cũng như quan tâm của nhân viên và khách hàng.
Vậy Environment - Social - Governance, tức là Môi trường - Xã hội - Quản trị trong ESG gồm những gì?
1. Môi trường (Environment):
Đo lường cách doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Các hành động bao gồm quản lý tài nguyên tự nhiên, giảm lượng khí nhà kính, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và quản lý chất thải,...
2. Xã hội (Social):
Đo lường cách doanh nghiệp tương tác với cộng đồng, nhân viên, khách hàng, và các bên liên quan khác. Các yếu tố này bao gồm chính sách lao động, chính sách đa dạng và hoà nhập, quyền lợi của nhân viên, an toàn lao động, và tác động đối với cộng đồng xung quanh,...
3. Quản trị (Governance):
Đánh giá cách doanh nghiệp được quản lý và kiểm soát. Các yếu tố này bao gồm cơ cấu quản trị, đạo đức kinh doanh, giám sát tài chính, và cách doanh nghiệp ứng xử với cổ đông,...
Tại sao ai cũng muốn học về ESG?
Theo Báo cáo Trải nghiệm khách hàng xuất sắc (CEE) 2022 của Việt Nam vừa được KPMG Việt Nam công bố, có tới 93% khách hàng tại Việt Nam sẵn sàng trả thêm cho các sản phẩm, dịch vụ được tích hợp ESG.
Không chỉ vậy, thực hành ESG còn giúp doanh nghiệp tăng sự tín nhiệm với chính nhân viên của mình, khiến họ muốn đồng hành và đóng góp nhiều hơn; cũng như việc đóng vai trò ngày càng quan trọng giúp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài thị trường.
Hiện tại ESG đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn của doanh nghiệp khi trở thành một chỉ số quan trọng giúp thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và đồng thời cũng được xem là yếu tố mang lại tính cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp. Do đó, cơ hội nghề nghiệp cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Vậy nên, các bạn trẻ cần nên chủ động chuẩn bị cho mình kiến thức và kỹ năng về ESG ngay từ hôm nay để có thể mở ra cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh này.
Nền tảng kiến thức về ESG thực hành tại doanh nghiệp được anh Nguyễn Hoàng Sơn - Nguyên Quản lý cấp cao Quản trị hệ thống ESG tại PNJ Việt Nam giải thích qua khoá học "ESG Thực chiến – Làm sao & Làm cho ai?"
Để hiểu rõ hơn về Sustainability - Phát triển bền vững, kiến thức nền tảng về ESG và các thuật ngữ liên quan, mời bạn đăng ký khoá học "ESG Thực chiến – Làm sao & Làm cho ai?" tại:
Xem thêm: Khóa học e-Learning cung cấp kiến thức kỹ năng cho người trẻ thực hành công việc tạo tác động xã hội bền vững. Và chờ đón khoá học những khoá học online tiếp theo chuẩn bị ra mắt. 📍https://elearning.dearourcommunity.com/ Các bạn tham gia vào group Sự Nghiệp Hạnh Phúc để cùng với DOC lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển thật bền vững nhé. THÔNG TIN LIÊN HỆ: • Email: hello@dearourcommunity.com • Fanpage: https://www.facebook.com/dearourcommunity/ • FB Group: https://www.facebook.com/groups/sunghiephanhphuc/ |
Comments