top of page
Bài viết mới nhất
Xem nhiều

Trưởng thành là khi ta…

FROM IDOL TO ROLE MODEL – TỪ THẦN TƯỢNG ĐẾN HÌNH MẪU


Trưởng thành là khi...
trưởng thành là khi ta...
Trưởng thành là khi ta...

Đây là một chủ đề mà mình thỉnh thoảng hay suy nghĩ từ trải nghiệm lớn lên, từ sự quan sát xung quanh xảy ra trong xã hội và những hành vi của những người quen biết. Có lẽ, những anh/chị 8x và những đứa sinh ra đầu 9x như mình không ai mà không biết đến các bộ phim truyền hình Hồng Kông TVB nổi tiếng làm điên đảo những trái tim một thời, với những nội dung vừa hay vừa ý nghĩa, những hình ảnh của các cảnh sát oai phong, dũng cảm, những người lãnh đạo công ty tài giỏi và thông minh là một trong những hình ảnh được nhiều bạn thuộc thế hệ của mình ngưỡng mộ, mơ mộng và ước gì một ngày mình cũng có thể được như thế.


Việc ngưỡng mộ một ai đó hay ho, tài giỏi là một điều rất đỗi bình thường và tự nhiên, vì đa số chúng ta khi lớn lên, bắt đầu trưởng thành, trên hành trình để hiểu mình là ai, muốn gì và định hình bản thân, thường ta sẽ luôn mong muốn có được sự định hướng, lời khuyên, chia sẻ từ những người đi trước, hay ta cho là tài giỏi và có thứ để dạy mình. Tuy vậy, nếu trong quá trình đó nếu ta lại không tự xây dựng được nền tảng kiến thức, giá trị cho bản thân mình một cách vững chắc và bền vững, sự ngưỡng mộ ấy có khả năng trở thành độc hại cho chính mình. Cũng vì không biết bản thân mình là ai nên sự ngưỡng mộ đó dễ biến thành thần tượng hoá, chính sự thần tượng hoá này lại sản sinh ra những hành vi nguy hiểm


Theo định nghĩa “idol” (thần tượng) trong tôn giáo là một hình ảnh hoặc đại diện của một vị thần được sử dụng làm đối tượng thờ cúng. Cũng vì vậy khi thần tượng là một ai đó hoặc một cái gì đó, ta thường có xu hướng nâng chúng vượt lên trên bản thân ta trong suy nghĩ và nhận thức của mình, khiến ta sẽ không thể nhìn thấy bất kỳ sai sót nào của người/thứ chúng ta thần tượng.


Tuy vậy, dù chúng ta đã bước vào tuổi trung niên, có nhiều kinh nghiệm trong đời sống vẫn không có nghĩa là chúng ta đã biết hết tất cả mọi thứ, hay dừng lại sự học của chính mình. Để giải quyết những khó khăn khác nhau trong đời sống, chúng ta vẫn phải học hỏi những thứ mới từ một ai đó, dù đó là cha mẹ, lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè hay cả những đứa bé nếu những thứ đó có giá trị để ta học hỏi.


Hình mẫu trưởng thành...

Vì vậy hình mẫu (role model) là thứ để chúng ta có thể tìm kiếm để học hỏi, hình mẫu là một người mà ta nhìn vào để học hỏi cách họ ứng xử khi họ đối diện với những vấn đề của cuộc sống và suy nghĩ rằng liệu ta có thể thực hành ứng xử giống như họ hay không. Bạn vẫn có thể yêu thích, kính trọng một hình mẫu, nhưng vẫn không đánh mất khả năng nhìn họ bằng con mắt thực tế, những hình mẫu (role models) này vẫn có những lỗi lầm của chính họ, những điểm yếu và cái chưa hoàn thiện, điều này không có gì quá kinh khủng bởi vì thực tế tất cả chúng ta đều không ai hoàn hảo. Sự vỡ mộng đau khổ chỉ xảy ra khi chúng ta thần tượng ai đó, mộng chỉ vỡ khi chúng ta cứ mãi mơ về chúng.

“Hình mẫu là một người mà ta nhìn vào để học hỏi cách họ ứng xử khi họ đối diện với những vấn đề của cuộc sống và suy nghĩ rằng liệu ta có thể thực hành ứng xử giống như họ hay không.”

Mình nhớ một câu nói rất thấm thía của Asia Argento, người host của Anthony Bourdain tại Rome cho chương trình Parts Unknown về thần tượng mà mình rất tâm đắc khi nói về chủ nghĩa Phát xít ở Ý “we create idols so we can destroy them” (tạm dịch: chúng ta tạo ra những thần tượng để chúng ta có thể huỷ diệt chúng).


Minh chứng trưởng thành trong tư duy và tâm hồn

Như vậy sự trưởng thành về tư duy và tâm hồn của một ai đó sẽ được minh chứng khi trong cuộc sống họ không còn thần tượng, mà chỉ có những hình mẫu (role models) để học hỏi. Chỉ khi chúng ta nhận ra được giá trị của bản thân, hiểu được chính mình và tôn trọng chính mình, thì những thần tượng cũng sẽ biến mất.


0 bình luận

Xem nhiều

bottom of page