top of page

Có một xu hướng công việc gọi là “Phát Triển Bền Vững"

Nguồn gốc thuật ngữ “Phát Triển Bền Vững"


Thuật ngữ "Phát Triển Bền Vững" đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN, trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới. Sau 7 năm, thuật ngữ bắt đầu được chấp nhận và phổ biến vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland).



Vậy Phát Triển Bền Vững nghĩa là gì?


Theo Báo cáo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.” Hiểu một cách đơn giản, chúng ta hãy hành động ở hiện tại của mình cách tốt đẹp để không ảnh hưởng đến nhu cầu của tương lai - đây chính là Phát triển bền vững.


Đồng thời, Phát triển bền vững được thực hiện trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà với 3 vòng tròn giao nhau: Một vòng tròn tăng trưởng kinh tế - Một vòng tròn bảo vệ môi trường - Một vòng tròn giải quyết các vấn đề xã hội.


  • Tính bền vững kinh tế: Điều này bao gồm việc tập trung vào việc tiếp cận các nguồn tài nguyên một cách công bằng, bảo tồn tài nguyên cũng như giảm tiêu thụ và lãng phí. Đồng thời, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế phải được thực hiện mà không tác động tiêu cực đến các khía cạnh khác về môi trường và xã hội.

  • Với tính bền vững về môi trường: Với mục tiêu chăm sóc thế giới tự nhiên của chúng ta, bảo tồn cùng cải thiện môi trường.

  • Tính bền vững xã hội: Cùng hòa nhập và chung sống một cách hoà bình và tôn trọng nhau trong các cộng đồng. Đồng thời, đảm bảo các vấn đề về sức khỏe, xóa đói giảm nghèo, giáo dục và đảm bảo công bằng xã hội.


Nguồn: eeec.org

Vì sao Phát Triển Bền Vững được quan tâm mạnh mẽ?


Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nhiều thách thức đi kèm cũng đã xuất hiện như: tình trạng biến đổi khí hậu, bất bình đẳng giới, đói nghèo và vấn đề sức khoẻ...Thúc đẩy Phát triển bền vững chính là cách để giải quyết những vấn đề quan trọng này. Nhằm giải quyết những thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt, Liên Hợp Quốc (LHQ) đã kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới hướng đến một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người vào năm 2030 với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).


Đối với các doanh nghiệp, ngày càng nhiều đơn vị quan tâm và chú trọng tích hợp các tiêu chí Phát triển bền vững vào tổ chức của mình. Bên cạnh thu hút sự đầu tư, điều này còn giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, thu hút nhân sự tài năng và tạo được tác động tích cực đến với cộng đồng, xã hội.


Năm 2018, Unilever đã triển khai Unilever’s Sustainable Living Plan (Kế hoạch Sống Bền vững của Unilever) như một chiến dịch toàn diện tạo giá trị bền vững trong chiến lược phát triển của mình. Từ Kế hoạch Sống Bền vững, Unilever muốn chứng minh cam kết của mình trong việc hỗ trợ phát triển đa lĩnh vực cho cộng đồng. Đồng thời, kế hoạch này đã trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác lan tỏa giá trị bền vững và tạo ra nhiều chiến lược bảo vệ môi trường. Kế hoạch đã trở thành chìa khóa giúp Unilever mở ra nhiều cơ hội hợp tác và thúc đẩy quan hệ đối tác quan trọng tại các quốc gia mà công ty hoạt động.


Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bắt đầu thúc đẩy Phát triển bền vững thông qua ESG (Environment - Social - Governance) - bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động Phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây được xem “cánh cửa” cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Cùng đọc bài viết mới nhất để hiểu những lý do vì sao doanh nghiệp ngày càng quan tâm về ESG và phát triển bền vững.


Nền tảng về khái niệm ESG được thực hành tại doanh nghiệp được anh Nguyễn Hoàng Sơn - Nguyên Quản lý cấp cao Quản trị hệ thống ESG tại PNJ Việt Nam giải thích qua khoá học "ESG Thực chiến – Làm sao & Làm cho ai?"



Để hiểu rõ hơn về Sustainability - Phát triển bền vững, kiến thức nền tảng về ESG và các thuật ngữ liên quan, mời bạn đăng ký khoá học "ESG Thực chiến – Làm sao & Làm cho ai?" tại:


Xem thêm: Khóa học e-Learning cung cấp kiến thức kỹ năng cho người trẻ thực hành công việc tạo tác động xã hội bền vững. Và chờ đón khoá học những khoá học online tiếp theo chuẩn bị ra mắt.

📍https://www.dearourcommunity.com/kynang

Các bạn tham gia vào group Sự Nghiệp Hạnh Phúc để cùng với DOC lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển thật bền vững nhé.


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

• Email: hello@dearourcommunity.com

• Fanpage: https://www.facebook.com/dearourcommunity/

• FB Group: https://www.facebook.com/groups/sunghiephanhphuc/


1 bình luận

1 Comment

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Vân Nguyễn
Vân Nguyễn
Oct 25, 2023

Phát triển bền vững (viết tắt PTBV) tiếng anh: Sustainable development là một khái niệm tích hợp cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Theo Báo cáo của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1987 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc định nghĩa “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Report Brundtland, 1987). Hiện nay, khái niệm PTBV là sự phát triển đảm nhu cầu cho cả thế hệ tương lai và thế hệ hiện tại đều có đủ các nguồn lực, các nguồn…

Like
Bài viết mới nhất
Xem nhiều
bottom of page