top of page
Bài viết mới nhất
Xem nhiều

Giới trẻ Nhật Bản nghĩ gì về biến đổi khí hậu?


Giới trẻ Nhật Bản nghĩ gì về biến đổi khí hậu?

Khi thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về biến đổi khí hậu, mối quan tâm đến tính bền vững ngày càng tăng, đặc biệt là trong thế hệ trẻ, những người sẽ phải đối mặt với những thách thức trong giai đoạn tiếp theo của thế kỷ 21. Một cuộc khảo sát với 6.800 người tiêu dùng trong độ tuổi 15-69 ở Nhật Bản về thái độ đối với tính bền vững cho thấy nhiều người tiêu dùng thuộc mọi thế hệ sẵn sàng trả phí cao cho các sản phẩm bền vững. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sự linh hoạt về giá cả. Thế hệ Z có mức độ chấp nhận cao nhất khi trả nhiều tiền hơn, với 20% sẽ cân nhắc việc trả gấp đôi – gấp 2,5 đến 10 lần so với các thế hệ khác.


Số liệu cho biết tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng cân nhắc trả gấp đôi cho các sản phẩm bền vững, Đây cũng là những áp lực mạnh mẽ cho vấn đề khủng hoảng khí hậu trong giới trẻ Nhật Bản hiện nay. Nguồn: Fabric
Số liệu cho biết tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng cân nhắc trả gấp đôi cho các sản phẩm bền vững, Đây cũng là những áp lực mạnh mẽ cho vấn đề khủng hoảng khí hậu trong giới trẻ Nhật Bản hiện nay. Nguồn: Fabric

Thanh niên Nhật Bản và những hành động cụ thể


Giới trẻ Nhật Bản cũng có nhiều hoạt động nhằm kêu gọi chính phủ & doanh nghiệp tham gia và phối hợp bằng những hành động cụ thể hơn trước tình hình biến đổi khí hậu. Hội nghị Khí hậu Thanh niên Nhật Bản được cho là một không gian đối thoại mở để không chỉ dành cho người trẻ tuổi thể hiện tiếng nói của mình về các vấn đề khí hậu, mà còn là nơi những bên liên quan như chính phủ, Quỹ Doanh nghiệp Nhật Bản cùng trao đổi, lắng nghe tiếng nói của người trẻ và cân nhắc bổ sung dưới dạng các đề xuất chính sách như quy định về bao bì nhựa và bắt buộc dán nhãn khí thải đối với thực phẩm vào năm 2025.


Thực tế là thế hệ trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, trong khi những người ra quyết định chính sách lại lớn tuổi hơn nhiều, từ đó tạo ra khoảng cách lớn trong việc giải quyết khủng hoảng mà xã hội Nhật đang phải đối mặt, theo chia sẻ từ một trong những thành viên chỉ đạo của Hội nghị Khí hậu Thanh niên Nhật Bản.


Ngoài ra, Hành động vì Khí hậu Toàn cầu - nền tảng trực tuyến kêu gọi sự tham gia đa dạng của mọi thành phần, khu vực trên toàn thế giới cam kết hành động đối với biến đổi khí hậu, cũng có những hoạt động nổi bật tại Nhật Bản trong việc góp phần thể hiện tiếng nói của giới trẻ Nhật trước vấn đề này.


Các nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo tại COP27

Với việc những người trẻ tuổi trên khắp thế giới lên tiếng về biến đổi khí hậu mạnh mẽ hơn bao giờ hết, lần đầu tiên giới trẻ toàn cầu có mặt tại COP27 ở Ai Cập. Hiệp hội trẻ em và Thanh niên COP27 ở Ai Cập được hình thành, đặt ở vị trí trung tâm trong Vùng Xanh (Blue Zone), do chính thanh niên lãnh đạo.


Suzuka Nakamura và Daiki Yamamoto, những đại diện học sinh đến từ Nhật Bản tại COP27, đang thực hiện một bộ phim tại hội nghị, cho biết: “Bây giờ chúng tôi không chỉ muốn kêu gọi mà còn lắng nghe mọi người từ nhiều quan điểm khác nhau và gửi đi những thông điệp”. Dù hoạt động năng nổ trong các nỗ lực thể hiện tiếng nói mạnh mẽ hơn tại Quốc hội Nhật Bản, họ cũng thừa nhận rằng “Chúng tôi cảm thấy bị đè nặng bởi thực tế là chúng tôi được kỳ vọng sẽ đóng vai trò cụ thể hơn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu".


Với dự án phim tài liệu ghi lại những chia sẻ & hành động của giới trẻ, người dân, những nhà hoạt động khắp nơi trên thế giới tề tựu tại COP27 mang tên record 1.5, hai bạn trẻ trên hy vọng sẽ mang đến một góc nhìn thực tế, cấp bách và những thiệt hại mà những cộng đồng yếu thế bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu đang phải đối mặt, từ đó mở ra nhiều cơ hội đối thoại nhằm tìm ra các giải pháp thiết thực hơn.


Sự tham gia của trẻ em & thanh niên vào quá trình ra quyết định


Khi hành tinh đang đối mặt với tình trạng nguy cấp do biến đổi khí hậu, thế giới cần nghiêm túc nhìn nhận thực tế rằng người trẻ đang thể hiện những áp lực mạnh mẽ tới các thế hệ đi trước về những động thái rõ ràng hơn trước biến đổi khí hậu.


Nhật Bản đang hướng tới trung hòa carbon với mục tiêu tạm thời là giảm 46% lượng khí thải nhà kính so với mức của năm 2013 vào năm 2030. Theo Bộ Môi trường và Bộ Kinh tế, Thương mại & Công nghiệp, 797 chính quyền địa phương và hơn 200 công ty đã tuyên bố cam kết không phát thải ròng vào năm 2050, khu vực công và tư nhân đang phối hợp để đạt được mục tiêu này. Khi tiếng nói của thế hệ trẻ được đưa vào những nỗ lực này, sự thay đổi được kỳ vọng sẽ tăng tốc hơn.


Thế hệ trẻ đang được xem là những nhân tố tạo ra thay đổi mạnh mẽ, vì thế, để giới trẻ có thể tham gia vào tất cả các quá trình ra quyết định liên quan đến biến đổi khí hậu, một sự thay đổi, điều chỉnh trong hệ thống là cần thiết. Và hy vọng, với sự thay đổi đó, Nhật Bản sẽ ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.


Bài viết gốc:

0 bình luận

Xem nhiều

bottom of page