top of page
Ảnh của tác giảDear Our Community

Lịch sử ra đời của các Mục tiêu Phát triển Bền vững


Dear Our Community xin giới thiệu với các bạn đọc Series bài viết về chủ đề các mục tiêu phát triển bền vững nhằm cung cấp những hiểu biết chung & thiết thực, giúp các bạn đọc trẻ từng bước tiếp cận với những vấn đề chung của xã hội hiện nay.


Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững được tất cả các Quốc gia Thành viên của Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2015 đã mang đến một tầm nhìn phát triển chung, hướng đến hòa bình và thịnh vượng cho con người và hành tinh của chúng ta trong hiện tại cũng như trong tương lai.


Mục tiêu Phát triển Bền vững
Mục tiêu Phát triển Bền vững - Nguồn: JCJ Việt Nam

Nội dung quan trọng nhất trong Chương trình Nghị sự 2030 là danh sách 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), kêu gọi tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển cùng chung tay hành động và tăng cường hợp tác quốc tế hướng đến cột mốc 2030. Các Mục tiêu Phát triển Bền vững có tính phổ quát và bao trùm, không chỉ tập trung vào xoá đói, giảm nghèo mà còn hướng đến việc cải thiện chất lượng y tế, giáo dục, nâng cao bình đẳng xã hội, và thúc đẩy phát triển kinh tế. Đặc biệt, Chương trình Nghị sự 2030 cũng đưa vào các mục tiêu về hành động khí hậu và bảo tồn rừng biển.


Mục tiêu Phát triển Bền vững
Mục tiêu Phát triển Bền vững - Nguồn: UN

Danh sách 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững là kết quả gặt hái được sau nhiều thập kỷ xây dựng và hợp tác giữa các quốc gia, Liên Hợp Quốc, và Bộ Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc. Một số mốc thời gian quan trọng bao gồm:

  • Tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro, Brazil, hơn 178 quốc gia đã thông qua Chương trình Nghị sự 21, một kế hoạch hành động toàn diện nhằm xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu tập trung vào phát triển bền vững và hướng đến cải thiện cuộc sống con người và bảo vệ môi trường.

  • Các quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ vào tháng 9 năm 2000 tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ cũng đã đề ra Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) hướng đến giảm nghèo cùng cực vào năm 2015.

  • Tuyên bố Johannesburg về Phát triển Bền vững và Kế hoạch Thực Thi được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững ở Nam Phi năm 2002, góp phần tái khẳng định cam kết của cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Xây dựng trên nền tảng của Chương trình Nghị sự 21 và Tuyên bố Thiên niên kỷ, Tuyên bố Johannesburg đi một bước xa hơn khi nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác đa phương.

  • Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững (Rio+20) ở Rio de Janeiro, Brazil, vào tháng 6 năm 2012, các Quốc gia Thành viên đã khởi động quá trình phát triển bộ Mục tiêu Phát triển Bền vững trên nền tảng của bộ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trước đó, đồng thời tuyên bố thành lập Diễn đàn Chính trị Cấp cao của Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững.

  • Vào năm 2013, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thành lập Nhóm Công tác Mở gồm 30 thành viên nhằm xây dựng đề án Mục tiêu Phát triển Bền vững.

  • Vào tháng 1 năm 2015, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu quá trình đàm phán về Chương trình Nghị sự giai đoạn sau 2015. Quá trình này đạt được thành công lớn khi Chương trình Nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững, với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững cốt lõi, được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc vào tháng 9 năm 2015.

  • Năm 2015 là một năm mang tính bước ngoặt cho quan hệ hợp tác đa phương và chính sách quốc tế với việc thông qua một số thỏa ước lớn như:

o Khung Sendai về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai (Tháng 3 năm 2015)

o Chương trình Hành động Addis Ababa về Tài chính Phát triển (Tháng 7 năm 2015)

o Chương trình Nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc ở New York vào tháng 9 năm 2015.

o Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu (12/2015)

  • Hằng năm, Diễn đàn Chính trị Cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững đóng vai trò là nền tảng chung nhằm theo dõi và đánh giá tiến độ của các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Hiện nay, Phòng Mục tiêu Phát triển Bền vững (DSDG), trực thuộc Ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc (UNDESA), là đơn vị chuyên hỗ trợ và xây dựng năng lực về các Mục tiêu Phát triển Bền vững, bên cạnh các chuyên đề liên quan như nước, năng lượng, khí hậu, đại dương, đô thị hóa , giao thông, khoa học và công nghệ, Báo cáo Phát triển Bền vững Toàn cầu (GSDR), quan hệ đối tác và các quốc đảo nhỏ đang phát triển. Phòng Mục tiêu Phát triển Bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quá trình thực thi Chương trình Nghị sự 2030 trên toàn hệ thống của Liên Hợp Quốc cũng như các hoạt động vận động chính sách và tiếp cận cộng đồng liên quan đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững.


Giới trẻ và những câu chuyện truyền cảm hứng liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững   Nguồn hình ảnh: Người đưa tin
Giới trẻ và những câu chuyện truyền cảm hứng liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững Nguồn hình ảnh: Người đưa tin

Sau nửa chặng đường thực thi Chương trình Nghị sự 2030, chúng ta phải nhìn nhận rằng hợp tác quốc tế và cam kết hành động của các bên liên quan đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện và tham vọng này.


Nhấn theo dõi Dear Our Community để cập nhật những bài viết tiếp theo của series này bạn nhé!


Bài viết gốc: https://sdgs.un.org/goals

0 bình luận

Kommentit

Arvostelun tähtimäärä: 0/5
Ei vielä arvioita

Lisää arvio
Bài viết mới nhất
Xem nhiều
bottom of page