top of page
Ảnh của tác giảNgân Vũ

Bình đẳng giới: IDRC với sáng kiến thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Tây Phi


Trao quyền kinh tế cho phụ nữ đòi hỏi phải có những cải cách chính sách công lành mạnh và chuyển đổi các chuẩn mực và thông lệ xã hội liên quan về giới.

Hình ảnh: MELISSA/IFPRI


Tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Châu Phi là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) trên lục địa.


Tuy nhiên, ở Tây Phi, các truyền thống và chuẩn mực văn hóa xã hội phổ biến đang ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động và cũng phần nào giải thích cho một phần sự phân biệt trong lao động mà họ đang gặp phải. Kết quả là, các ngành và nghề do nam giới chiếm đa số đang được hỗ trợ nhiều và được trả lương cao hơn so với những ngành và nghề do phụ nữ đảm nhiệm. Thêm vào đó, phụ nữ cũng có ít tiếng nói hơn trong gia đình, và vì thế họ cũng phải nhận lãnh phần lớn các công việc không lương như nấu nướng, dọn dẹp và chăm sóc gia đình v,v….


Trong bối cảnh này, để việc trao quyền về kinh tế cho phụ nữ có thể diễn ra, những cải cách về chính sách một cách lành mạnh, đi cùng với sự thay đổi về các chuẩn mực và thông lệ xã hội sẽ cần được triển khai và đề cập nhiều hơn. Quá trình chuyển biến này vì thế cũng sẽ đòi hỏi sự cam kết lâu dài của tất cả các bên liên quan tham gia.


Lần đầu tiên bình đẳng giới: trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Tây Phi


Với sự hỗ trợ của sáng kiến ​​“Tăng trưởng và Cơ hội kinh tế cho phụ nữ (GrOW) – Tây Phi” từ IDRC (International Development Research Center - Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển quốc tế), 6 dự án đang được tiến hành ở Benin, Burkina Faso, Côte d'Ivoire và Senegal.


Mục tiêu của các dự án hướng tới chứng minh tính khả thi & ứng dụng thực tiễn dựa trên chính bối cảnh địa phương & hướng tới thúc đẩy quá trình tái thiết hệ thống kinh tế - xã hội hậu Covid-19 theo hướng trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời, chuẩn bị cho sự chuyển đổi sang nền kinh thế trung hoà carbon.


Là một phần của sáng kiến ​​này, Consortium pour la recherche économique et sociale — hợp tác với Bộ Phụ nữ, UN Women và IDRC của Senegal — đã tổ chức một hội nghị quốc tế đa phương về chủ đề trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Tây Phi vào tháng 10/2022 vừa qua tại Dakar, Senegal.


Hội nghị quy tụ các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, những người thực hành, những nhà phát triển và các tổ chức phi lợi nhuận cùng tham gia chia sẻ kiến ​​thức, kinh nghiệm cũng như tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Tây Phi.


Công nghệ và dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới


Các kết quả sơ bộ của sáng kiến ​​GrOW–Tây Phi trình bày tại hội nghị trên cho thấy tiềm năng có thể giảm bớt tính cực nhọc của công việc được trả lương & không lương của phụ nữ — với điều kiện là chương trình được thiết kế, triển khai và tiếp thị phù hợp với bối cảnh văn hóa xã hội địa phương.


Ví dụ, các phân tích từ dự án sử dụng Bếp năng lượng mặt trời tại các cộng đồng ở các vùng rừng ngập mặn của Benin đang cho thấy những hiệu quả nhất định. Phụ nữ sẽ sử dụng bếp cho ba hoạt động chính tạo ra thu nhập ở khu vực này: sản xuất muối, hun khói cá và sản xuất phân hữu cơ để làm vườn. Điều này đang góp phần bảo tồn rừng ngập mặn thường bị chặt phá để lấy củi sử dụng trong gia đình và giảm lượng khí thải CO2, đồng thời trao quyền cho phụ nữ để cải thiện thu nhập và góp phần bảo vệ sức khỏe của chính họ. Dựa trên những phân tích đáng khích lệ này, chính phủ Benin đang xem xét khả năng quảng bá các công nghệ này ở diện rộng hơn, ngoài các địa điểm thử nghiệm.


Senegal đang là quốc gia tụt lại phía sau trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em. Trong 10 năm qua, nhiều sáng kiến được triển khai từ nhà nước, tư nhân, cộng đồng nhằm lấp đầy khoảng trống; cải thiện bình đẳng giới thông qua việc giảm & phân bổ lại công việc chăm sóc gia đình không được trả lương đối với phụ nữ. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ vẫn phải đối mặt với ba thách thức về độ phổ biến, chi phí và chất lượng của các dịch vụ chăm sóc trẻ em tại địa phương.


Các cuộc khảo sát gần đây với các bậc cha mẹ tại Senegal cho thấy mức độ sẵn sàng chi trả cao hơn cho các dịch vụ chăm sóc con cái có chất lượng cao. Mặc dù mức độ chi trả là khác nhau, tùy theo đặc điểm hộ gia đình, nhưng mối quan tâm và nhu cầu của người dân về dịch vụ này tăng lên cũng mở ra nhiều cơ hội cho các dịch vụ tính phí, và cũng cho thấy người dân không còn chỉ quan tâm tới các dịch vụ được tài trợ hoàn toàn bởi chính phủ như trước đây.

Hầu hết các công việc không được trả lương được thực hiện bởi phụ nữ

Hướng tới một diễn đàn bền vững bình đẳng giới


Phiên bản đầu tiên của hội nghị chuyên đề này được hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương — chẳng hạn như văn phòng khu vực của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Phi, Ngân hàng Phát triển Châu Phi và Cộng đồng Kinh tế của các Quốc gia Tây Phi — nhằm thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ thông qua nhiều hoạt động khác nhau.


Hội nghị chuyên đề là một phần trong tầm nhìn của Diễn đàn pour l’autonomisation économique des femmes en Afrique de l’Ouest, được đưa ra trong lễ khai mạc cuộc họp. Mục tiêu của diễn đàn là hướng tới giới thiệu những ví dụ thực tế của các dự án đã thành hình và đang mang lại những tác động quan trọng, từ đó, góp phần hỗ trợ những người đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng hoặc sửa đổi các chính sách nhằm giảm bất bình đẳng giới và thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ ở Tây Phi.


Những người ủng hộ hy vọng diễn đàn sẽ đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng để tăng cường nỗ lực phát triển và đẩy nhanh cải cách nhằm hỗ trợ trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Tây Phi.


Bài viết gốc:



0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Bài viết mới nhất
Xem nhiều