top of page

Hay là mình thử định nghĩa thành công đi?


“Lại điểm 2” (Опять двойка)
“Lại điểm 2” (Опять двойка)

I. VỀ MỘT BỨC TRANH LIÊN XÔ CŨ


“Lại điểm 2” (Опять двойка) là một bức tranh nổi tiếng của họa sĩ kiêm nhà giáo dục người Nga Soviet Fyodor Reshetnikov (Фёдор Павлович Решетников), vẽ năm 1952 trong thời đại Stalin.


Bức tranh mô tả khung cảnh một cậu bé trai về nhà với điểm 2 (trên thang điểm 5) của giáo dục Xô Viết xưa. Người họa sĩ rất tài tình khi mô tả gương mặt của từng thành viên trong gia đình và thái độ đối với điểm thấp của cậu bé. Chị của cậu bé, một Đội viên thiếu niên tiền phong nhìn cậu với vẻ trách móc cao ngạo. Mẹ cậu thì thất vọng, trong khi em trai của cậu thì vô tư không biết gì. Cậu bé có vẻ tuyệt vọng và buồn tủi trong chính căn nhà của mình, chỉ có chú chó là tỏ vẻ mừng rỡ. Chú chồm lên đón chào cậu bé về nhà, không màng quan tâm đến điểm số của cậu bé.


Nhà giáo dục – tâm lý, viện sĩ Viện Hàn lâm Giáo dục Liên Xô người Gruzia, ông Shalva Amonashvili đã bình luận:

Bức tranh này không phải được vẽ cho đối tượng trẻ con. Nó dành cho người lớn. Để những người lớn thấy rằng, không được đối xử với trẻ con như vậy. Mà cần phải ứng xử, đón nhận như cách con chó với cậu bé. Đối với chú chó, thì thế nào cũng được, cậu bé về nhà với cái gì: Với điểm 2 ư, cậu ấy vẫn là người bạn. Với điểm 5 ư, vẫn là người bạn.Không nên nhìn nhận đứa trẻ qua điểm số. Không phải những con số mà cách đối xử của chúng ta đối với đứa trẻ sẽ quyết định con mình ra sao.

Bức tranh này đã có từ thời đại Stalin, thế nhưng chúng ta vẫn chưa thế thoát ra khỏi những tư tưởng lạc hậu lỗi thời. Việc đánh giá thành công của một đứa trẻ dựa vào điểm số đã đẩy chúng ta vào một bài toán lớn khi trở thành người đi làm: Ai sẽ chấm điểm cho ta?


II. THÀNH CÔNG LÀ GÌ?


Việc chấm điểm tôi muốn đề cập ở một thang đo rộng hơn – đó chính là những kết quả mà chúng ta đạt được trong suốt quá trình làm việc. Khi còn đi học, việc có những mục tiêu rõ ràng – những con điểm 9,10 khiến ta dễ dàng lượng hóa được lượng kiến thức và phương pháp học tập. Nhưng nếu áp dụng cách chấm điểm này vào việc đi làm, e rằng đó không phải là một thang đo chuẩn xác.


Theo định nghĩa của từ điển Oxford, Thành công là trạng thái đạt được những điều ta mong mỏi hoặc lên kế hoạch từ trước, cũng có thể là những kết quả tích cực từ những hành động của chúng ta.

Định nghĩa của từ điển Oxford
Định nghĩa của từ điển Oxford

Tuy nhiên, ngay từ định nghĩa này, chúng ta đã thấy được tính bất định của thành công, khi mà thành công của mỗi người đến từ những điều họ mong mỏi và hy vọng, và điều này sẽ cực kỳ khác biệt giữa mỗi người.


Một vài yếu tố ảnh hưởng đến định nghĩa thành công:


Giá trị cá nhân

Cùng một bài thi, người có giá trị sống là chân thành sẽ đánh giá việc vượt qua bài thi mà không cần gian lận là thành công, tuy nhiên nếu một người khác mong muốn sự xuất sắc thì việc đạt được điểm cao mới là thành công.


Hoàn cảnh xung quanh

Hoàn cảnh gia đình, văn hóa tại các quốc gia sẽ định nghĩa thành công là khác nhau. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh chế hài hước về việc gia đình châu Á xem bằng cấp và điểm số là thước đo của thành công, trong khi đó ở phương Tây đó là việc sôi nổi tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Cô bé Mei Lee trong phim hoạt hình Turning Red luôn cố gắng đạt được điểm cao trong mọi bài kiểm tra
Cô bé Mei Lee trong phim hoạt hình Turning Red luôn cố gắng đạt được điểm cao trong mọi bài kiểm tra

Ước mơ của mỗi người

Bất kể giá trị cá nhân hay hoàn cảnh xung quanh tác động, ước mơ của mỗi người còn là một nhân tố đáng kể định nghĩa thành công của họ. Đó có thể là trở thành một người chồng, người cha tốt; cũng có thể là đóng góp hết sức mình cho công việc; mỗi ước mơ nếu không phương hại đến hạnh phúc cá nhân của người khác đều là một ước mơ đáng trân trọng.


III. HAY LÀ MÌNH THỬ ĐỊNH NGHĨA THÀNH CÔNG ĐI


Nếu bạn đang mù mờ về khả năng bản thân và cảm thấy mình đang đi trên một con đường không đích đến, tôi ngập ngừng đề cử một bài tập thực hành như sau:

Hãy hình dung bạn đang đứng trước một ngôi trường rất lớn mang tên cuộc đời. Và khác với những gì bạn nghĩ về một ngôi trường truyền thống, ngôi trường này cho phép chúng ta tự thiết kế những môn học mà chúng ta thích, cùng thang đo điểm số cũng do chính chúng ta quyết định.Vậy nên hãy lấy một tờ giấy, và ghi xuống đó những môn học mà chúng ta muốn học trong thời gian sắp tới, thời gian có thể là 6 tháng, có thể là 1 năm.

Và bạn có thể tự chấm điểm cho mình dựa trên những giá trị sống mà bạn cho là thiết yếu nhất đối với bản thân, Để giúp bạn, đây là một danh sách ngắn về các giá trị cá nhân.

Thành tựu Sự phiêu lưu Lòng dũng cảm Sức sáng tạo Độ tin cậy Tính quyết đoán Tình bạn Sức khỏe Trung thực Tính độc lập Tính thống nhất Thông minh Sự xét đoán Lòng tốt Sức học tập Tình yêu Sự yên bình Sự hoàn hảo Sự an toàn Tính đơn giản Sự chân thành Tính bộc phát Thành công Sự hiểu biết Sự giàu có


Và bây giờ, bạn có thể thiết kế lại môn học của mình, và những thang điểm mà bạn mong muốn đạt được.


Lấy tôi làm ví dụ, tôi mong muốn phát triển kỹ năng Thiết kế của mình, và những giá trị mà tôi hướng đến là Sự kỷ luật, Sự tò mò và Sự hiểu biết. Từ đó, tôi quan niệm rằng tôi đạt được thành công trong môn học này là khi:

  1. Cam kết với những hạn nộp bài mà giảng viên đưa ra

  2. Mạnh dạn hỏi cô những điều mà mình chưa biết (tối thiểu 2 câu trong một buổi học)

Những tiêu chuẩn này nghe ngược đời, và thật sự chẳng giống ai, nhưng tôi hiểu rằng chúng ta cần thiết kế thành công cho mình, và rằng chúng ta không cần ai định nghĩa thành công thay mình cả.


NGUỒN THAM KHẢO


0 bình luận
Bài viết mới nhất
Xem nhiều
bottom of page