top of page

Khởi nghiệp "Start-up" ở Việt Nam: làm sao cho đúng?

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết Việt Nam hết năm 2022 sẽ đạt khoảng 1 triệu doanh nghiệp. Đây là một con số được đưa ra dựa trên cơ sở khoa học, bởi môi trường kinh doanh của Việt Nam đang không ngừng được cải thiện, lại có nhiều cơ chế cùng với chính sách khuyến khích đầu tư, các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả đang cho thấy rằng đất nước đang phát triển này đang mang đậm trên người một tinh thần “quốc gia khởi nghiệp”. 


Khởi nghiệp là gì và vì sao khởi nghiệp? 


Để hiểu rõ hơn khởi nghiệp là gì thì trước tiên cần phải đề cập đến tinh thần khởi nghiệp – một phạm trù rộng lớn hớn. Tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam thật ra đã xuất hiện từ những năm của thế kỉ 19 – thế kỉ 20, khi đất nước bắt đầu có sự giao thương mở rộng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn này, dù vẫn còn chịu sự khống chế của thực dân nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tự hào với những cái tên nổi tiếng như Bạch Thái Bưởi trong ngành tàu thủy, Nguyễn Sơn Hà với sơn Gecko, Trương Văn Bền với xà bông Cô Ba… 

Xà bông Cô Ba - Cuộc hồi sinh bất thành | Advertising Vietnam
Hình ảnh xà bông Cô Ba nổi tiếng một thời, hàng Việt Nam chất lượng cao

Nguồn: Advertising Việt Nam


Sau thời kì đất nước thống nhất, đặc biệt là giai đoạn Đổi Mới (1986) với cú hích mở cửa nền kinh tế đã thật sự tạo nên một sự cổ vũ to lớn cho các tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 2016, Chính phủ Việt Nam lấy là năm của “Quốc gia khởi nghiệp”, thì câu chuyện khởi nghiệp mới chính thức trở thành một đề tài nóng, một câu chuyện đáng được bàn tán, và một giấc mơ đáng để theo đuổi cho bất kì cá nhân nào có ý tưởng và tinh thần “liều mạng”. Bởi không chỉ vì sự khuyến khích của Nhà nước, mà hình ảnh của những con “kỳ lân” vươn mình xuất hiện đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông rõ ràng đã trở thành giấc mơ của không biết bao nhiêu người trên đất nước có nền kinh tế đang phát triển này. 

Top 10 công ty kỳ lân lớn nhất thế giới
Bức tranh kỳ lân của thế giới đã rất chật chội, chỗ đứng nào sẽ dành cho các “kỳ lân non” tiếp theo?

Nguồn: investup


Khởi nghiệp hay “khởi nghiệp”? 


Khởi nghiệp có thể là khởi đầu một sự nghiệp, nhưng cũng có thể là khởi động cho một gánh nặng lâu dài về sau. Theo TS. Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư U&I, số người trẻ kinh doanh thành công chiếm tỷ lệ nhỏ một phần do thiếu kiến thức cần có của một doanh nhân. Cụ thể thì ở Việt Nam, số doanh nghiệp khởi nghiệp được “ăn sinh nhật lần thứ 2” chiếm không quá 5% – một tỉ lệ quá thấp cho rất nhiều ước mơ quá cao của những người trẻ đầy hoài bão. 

Best Premium Business startup plan failure Illustration download in PNG & Vector format
Câu chuyện thất bại đã không còn quá xa lạ

Nguồn: IconScout

Con số này cho thấy, song song với những mảng hồng được truyền thông phơi bày, thì thị trường start-up hiện nay đang trở nên rất khốc liệt, nhưng chúng ta phải thừa nhận một điều rằng phải có sự cạnh tranh như thế thì thị trường mới có cơ hội trưởng thành hơn. Trong tương lai, tỉ lệ thành công có thể chỉ quanh quẩn ở con số nhỏ, nhưng sức ép của thị trường sẽ khiến cho những start-up thành công ngày càng phải nỗ lực để chứng tỏ giá trị của mình đối với thị trường và cả người tiêu thụ. 


Có một sự thật đáng buồn hơn, là đôi khi các start-up cũng phải rất vất vả để…biết dự án của mình có thất bại hay không. Mặc dù, tinh thần khời nghiệp được xếp vào nhóm cao trên thế giới, nhưng Việt Nam lại thuộc top 20 quốc gia có khả năng thực thi dự án khởi nghiệp thấp nhất (số liệu 2019), và thậm chí chỉ có khoảng 3% được gọi là thành công. Như vậy, khoảng cách giữa khát vọng, ý chí và hành động cụ thể đang là quá lớn để có thể nghĩ đến những câu chuyện xa vời hơn. 


Khởi nghiệp làm sao cho đúng? 


Câu chuyện khởi nghiệp chưa bao giờ là đơn giản. TS. Lý Quí Trung chia sẻ rằng cuộc sống của doanh nhân không có ai suôn sẻ. Vì vậy, trước khi quyết định kinh doanh, người trẻ cần dành thời gian để trao dồi, tích lũy kiến thức để hạn chế rủi ro đầu tư.  


Đáp ứng bối cảnh của thị trường 

Theo TS. Lý Quí Trung, việc đào tạo doanh nhân tương lai cần đáp ứng được hai bối cảnh, gồm: sự phát triển của 4.0 và bất định bởi Covid-19. Đây là hai yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn với xã hội nói chung và thị trường kinh tế nói riêng. Covid 19 đi qua đã để lại sự thay đổi to lớn trong thói quen của người tiêu dùng, đòi hỏi nhà kinh doanh cần phải nắm bắt nhanh chóng để theo đuổi một xu thế tất yếu của xã hội. 


Cân bằng cảm xúc và lý tính

Việc đầu tư dài hạn cho bất kì điều gì cũng cần có sự tập trung cao độ.  TS. Mai Hữu Tín cho rằng doanh nhân hiện nay không chỉ phân tích theo lý tính, mà còn cần có thêm cảm tính, tức cân bằng IQ và EQ. Thực hiện được điều này, con đường đầu tư sẽ có khả năng phấn đấu và phát triển lâu dài hơn. “Khi cân bằng được cuộc sống, việc vận hành doanh nghiệp cũng sẽ cân bằng theo, đồng thời, mang lại nhiều giá trị mang tính dài hạn, bền vững cho xã hội hơn”


Tìm hiểu thành công của những đối thủ trước 

Để có thể nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trên thương trường, mọi người có thể cân nhắc xem xét qua những phân tích về thành công của những kỳ lân đi trước. Bài viết này có đính kèm tài liệu, mọi người có thể xem qua tại đây


 Tham khảo: 

0 bình luận
Bài viết mới nhất
Xem nhiều
bottom of page